Bị sứa biển cắn phải làm gì? Biểu hiện và cách xử lý
Cách xử lý khi bị sứa biển cắn là gì? Sứa biển cắn là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, nhất là vào mùa hè khi nhiều người đi du lịch biển. Mức độ bị sứa biển cắn rất đa dạng, có thể nhẹ hoặc phản ứng với cơ thể nặng hơn. Trong bài viết này, TIMEFX sẽ cùng bạn tìm hiểu triệu chứng, cách xử lý, và cách phòng ngừa khi bị sứa cắn.
Khi nào vết cắn của sứa biển trở nên nguy hiểm
Thông thường người bị sứa biển cắn thì chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ, không gây nguy hiểm như sau:
- Xuất hiện trên da các lằn đỏ, nâu hoặc tím.
- Có cảm giác bỏng rát, đau nhức, và châm chích.
- Cảm giác ngứa ngáy.
- Da chỗ bị sứa cắn sưng vù.
- Có cảm giác đau theo nhịp đập, lan theo cánh tay hoặc chân.
Tuy nhiên, với những đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, người lớn tuổi hay người có sức đề kháng suy giảm thì có thể sẽ bị các phản ứng nghiêm trọng hơn. Đây cũng là những dấu hiệu bạn cần quan tâm chú ý để có phương án xử lý kịp thời, tránh để tình trạng trở nên nguy hiểm.
- Khó thở.
- Yếu cơ.
- Phát ban toàn thân.
- Nôn ói.
- Ngất xỉu.
Đối với các triệu chứng nhẹ thì ta có thể sơ cứu tại nhà. Đối với các trường hợp nặng thì bạn cần nhanh chóng đến khám bác sĩ để được xử lý ngay lập tức.
Triệu chứng khi bị sứa biển cắn
Khi bị sứa cắn, biểu hiện nhẹ là các phản ứng ngoài da như: ngứa, rát, nổi mẩn đỏ, toàn thân cảm thấy khó chịu, chỗ vết thương có dạng xoắn/ thẳng, nổi đầy bọng nước.
Biểu hiện nặng có thể là: đau đầu, người tím tái, tức ngực, khó thở, vã mồ hôi nhiều, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy nhiều, tụt huyết áp, mạch đập nhỏ, nhanh… Khi có những biểu hiện bệnh nặng trên cần thuê xe cấp cứu đưa đến người bị đến bệnh viên ngay để tránh sốc phản vệ.
Cách xử lý khi bị sứa biển cắn
Khi bị sứa biển cắn, các bạn có thể thực hiện theo các bước sơ cứu như sau:
- Ra nhanh khỏi vùng biển đang bơi và lên bờ ngay.
- Rửa vùng da bị sứa biển cắn với giấm.
- Nếu thấy xúc tu của sứa biển còn dính ở trên da, thì bạn gỡ ra bằng nhíp hoặc bằng tay đã đeo găng.
- Ngâm vùng da bị sứa cắn vào nước ấm (40-45 độ C) trong vòng 20 đến 40 phút.
- Nếu cảm giác ngứa và sưng phù nhiều thì có thể bôi kem chứa corticoid hoặc uống thuốc kháng histamin.
- Theo dõi vết cắn, nếu vết cắn không đỡ thì bạn nên nhanh chóng đến khám bác sĩ.
Cách xử lý bị sứa biển cắn ở trẻ em
- Phụ huynh, và người thân cần bình tĩnh, xoa dịu tinh thần trẻ, tránh hoảng loạn cho cả bố mẹ và trẻ sau khi bị sứa biển cắn.
- Lấy sứa ra khỏi cơ thể trẻ, đeo găng tay, túi nilon để hạn chế tiếp xúc với độc từ xúc tu của sứa.
- Giữ trẻ không cử động, nhất là vùng đang bị thương, sau đó rửa nhanh vết thương bằng nước biển hoặc theo tỉ lệ của nước giấm, cồn, soda, ammoniac, nước cốt chanh pha loãng với nước ngọt là 1:10.
- Dùng vật có cạnh như mảnh cây, muỗng, vỏ sò,… để cạo nhẹ lên vết cắn của sứa nhằm loại bỏ bớt tế bào độc tố của sứa trên da, rồi chườm đá lạnh khoảng 1 tiếng để giảm đau.
- Thoa kem corticoid, kháng histamin lên vùng da bị sứa cắn để giảm sưng, ngứa.
- Nếu trẻ có các biểu hiện như sợ, nóng bừng, nổi mẩn đỏ, ngứa, phù mắt, môi, ớn lạnh, khó thở, đau đầu, đau bụng, buồn nôn,… thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Các biểu hiện trên cho thấy trẻ đang có dấu hiệu bị sốc phản vệ. Nếu xử lý chậm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
- Sau khi thực hiện sơ cứu vẫn nên theo dõi trong 8 giờ. Nếu trẻ còn thấy đau, khó thở, đau đầu, đau bụng, buồn nôn,… thì nên đưa đến bệnh viện.
Cách xử lý khi bị sứa biển cắn ở người lớn
- Với người lớn cũng giống trẻ nhỏ, khi bị sứa biển cắn cũng cần bình tĩnh. Sau đó tiến hành loại bỏ xúc tu của sứa trên da bằng bao tay, túi nilon. Tiếp tục rửa vết thương với các dung dịch được đề nghị ở bên trên. Dùng các vật có cạnh để loại bỏ tế bào chứa độc tố ở trên da.
- Để giảm đau khi bị sứa biển cắn, có thể uống paracetamol, bôi kem corticoid, kháng histamin để giảm ngứa và sưng trên da.
- Nếu tình trạng có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn thì cần đưa đến bệnh viện ngay.
Để hạn chế khả năng bị sứa cắn, khi tắm biển nếu thấy cơ thể bị ngứa, cần lên bờ để kiểm tra xem có phải bị sứa cắn hay không, để điều trị kịp thời.
Những điều không nên làm khi bị sứa biển cắn
Ngoài các bước sơ cứu ở phía trên thì các bạn tuyệt đối không nên làm những việc sau để tránh khiến cho vết cắn trở nên nghiêm trọng hơn:
- Rửa vết sứa cắn bằng baking soda.
- Rửa vết sứa cắn bằng nước tiểu người.
- Rửa vết sứa cắn bằng cồn.
- Rửa vết sứa cắn bằng nước thịt.
- Rửa vết sứa cắn bằng nước ngọt.
- Băng chặt vết cắn.
- Chà xát vết cắn bằng khăn bông.
Một số cách phòng ngừa bị sứa cắn
Dưới đây là một vài cách giúp bạn giảm thiểu khả năng bị sứa biển cắn khi đi bơi:
- Tránh bơi vào mùa sứa sinh sản: Đây là thời điểm sứa biển sinh sôi với số lượng rất nhiều. Mật độ của sứa ở trong nước cao thì sẽ tăng khả năng con người đụng phải chúng khi bơi lội. Vì thế, việc bơi vào mùa sứa xuất hiện ít thì sẽ giúp giảm bớt nguy cơ bị sứa cắn.
- Mặc đồ bảo hộ: Sứa không chủ động cắn chúng ta khi đang bơi ở biển. Thông thường là do con người vô tình chạm phải sứa khi đang bơi và dính các xúc tu chứa nọc độc của nó. Vậy nên khi bơi hoặc lặn, chúng ta nên mặc đồ bảo hộ để nếu vô tình chạm phải sứa thì cũng sẽ không bị chất độc dính vào da.
- Không chạm vào sứa: Một vài con sứa biển có thể trôi dạt vào bờ. Do chúng có hình dạng và màu sắc bắt mắt nên dễ gây hiếu kỳ cho mọi người. Cần nhớ rằng, khả năng tiêm chất độc của sứa sẽ vẫn còn cả khi chúng đã chết. Vì thế không nên chạm tay hay dẫm đạp lên xác sứa để tránh bị dính chất độc lên da.
- Không bơi vào khu vực có sứa: Khi bơi ở 1 vùng nước lạ, bạn nên hỏi người hướng dẫn hoặc người dân nơi đó. Nếu vùng nước đó có nhiều sứa thì chúng ta cần tránh bơi vào để không bị sứa cắn.
Kết luận
Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về cách xử lý khi bị sứa biển cắn ở người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, ta còn tìm hiểu các triệu chứng cũng như cách phòng ngừa khi bị sứa cắn. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã nắm được cách xử trí thích hợp và kịp thời trong tình huống phổ biến này. Hãy theo dõi trang mỗi ngày để bổ sung những kiến thức đời sống hữu ích. Nếu gặp trường hợp nguy kịch do sứa biển cắn gây ra, bạn có thể liên hệ đến công ty TNHH Cấp Cứu Vàng để được hỗ trợ kịp thời.