6 Lỗi sai khi quay phim cần tránh cho người mới băt đầu
Đối với những bạn trẻ đang từng bước làm quen với việc sử dụng ống kính, việc các thước phim của bạn thường không đạt đủ tiêu chuẩn và phải tốn nhiều công sức quay đi quay lại nhiều lần là không thể tránh khỏi.
Đừng vội nản lòng, việc mắc lỗi thật khó tránh, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể khắc phục và cải thiện khả năng quay của bản thân theo thời gian.
Để giúp bạn mau chóng nhận ra cũng như khắc phục các sai lầm không đáng có, cùng Timefx tìm hiểu ngay 6 lỗi sai khi quay phim cần tránh mà bạn nên biết ngay trong bài viết dưới đây.
1. Luôn luôn đặt chủ thể ở giữa khung hình
Nhiều bạn ắt hẳn luôn cho rằng chủ thể chính trong đoạn phim lúc nào cũng phải đặt cố định ở trung tâm khung hình. Tuy nhiên, nếu bạn lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào nhân vật chính mà bỏ quên các frame hình ở sau thì đoạn phim sẽ khó lòng mà trở nên hấp dẫn được.
Một lời khuyên cho bạn là hãy vận dụng sự sáng tạo của bản thân, tạo ra các frame hình, góc máy đa dạng và sống động. Điều này sẽ giúp đoạn phim của bạn trở nên đầy màu sắc và hấp dẫn hơn trong mắt người xem.
2. Lạm dụng quá mức tính năng Zoom
Thật ra, tính năng zoom màn hình đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn, nó giúp chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh kích cỡ của cảnh quay theo ý muốn, nhằm giúp lấp đi các khuyết điểm xung quay chủ thể.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức tính năng Zoom cũng gây ra rất nhiều trở ngại cho bản thân người quay. Điều này là bởi vì bạn chỉ cần di chuyển 1mm thôi, thì cảnh quay của bạn có thể bị thay đổi tận 0,,5m.
Ngoài ra, nếu không có sự hỗ trợ của chân máy hay điểm tựa vững chắc, các khung hình zoom rất dễ bị rung lắc cũng như dễ vỡ. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên tự di chuyển máy quay của mình thay vì sử dụng tính năng zoom.
3. Lỗi sai khi quay video – Lia camera trong mọi khung hình
Lia camera quét toàn cảnh sự kiện là một phương pháp tốt giúp người xem dễ dàng cảm nhận được toàn cảnh cũng như bầu không khí ở trong đoạn phim cần truyền tải.
Tuy nhiên, kỹ thuật này lại là “con dao 2 lưỡi” nếu được sử dụng quá mức. Điều này dễ hiểu bởi việc một đoạn phim nếu chỉ toàn những khung hình lia máy toàn cảnh, không hề tập trung vào các chi tiết hay diễn biến chính sẽ dễ gây nhàm chán, loãng nội dung và cũng không đọng lại được gì mắt khán giả.
4. Quay các cảnh phim ngắn chỉ 2-3s
Việc sử dụng quá nhiều shot quay ngắn thay vì quay một đoạn phim đủ dài sẽ làm cho quá trình dựng phim của bạn gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không có kỹ thuật dựng phim thật tốt, sản phẩm của bạn sẽ dễ bị lạc lõng, mất trọng tâm, không được “mượt mà” bởi các cú máy chuyển cảnh quá nhiều.
Do đó, trước khi bắt đầu triển khai 1 dự án, bạn nên đầu tư thời gian nghiên cứu thật kỹ nội dung, các góc quay để có thể truyền tải cho khán giả một sản phẩm chất lượng, trơn tru nhất.
Xem thêm: Kỹ thuật quay phim cơ bản bằng điện thoại
5. Sai lầm cơ bản khi quay phim – Sử dụng ánh sáng quá chói
Chúng ta đều biết ánh sáng là yếu tố cực quan trọng, quyết định sự thành bại của một cảnh quay. Sử dụng ánh sáng một cách hợp lý sẽ góp phần làm nâng tầm sản phẩm, ngược lại nếu đánh ánh sáng không đủ, sai cách dễ khiến một đoạn phim trở nên “thảm họa”.
Một lỗi sai khi quay phim rất hay gặp trong các đoạn phim là đánh sáng không đều, hậu cảnh câu chuyện thì ngập đầy ánh sáng, nhưng mặt của diễn viên thì lại “tối sầm”.
Bạn nên nghiên cứu thật kỹ việc lựa chọn góc quay, cũng như sử dụng kết hợp tấm phản quang, dàn đèn,.. để có được ánh sáng tốt nhất cho đoạn phim.
6. Luôn cố định một góc quay
Bỏ quên những góc quay thú vị, khác nhau mà chỉ chăm chăm vào các thao tác kỹ thuật trên máy là một sai lầm mà rất nhiều bạn mắc phải. Luôn ghi nhớ rằng, góc nhìn của khán giả về các sự việc, chi tiết trong phim thế nào đều được quyết định bởi các góc máy mà người quay tạo ra.
Vận dụng sự sáng tạo, tìm ra các góc máy thú vị sẽ giúp sản phẩm của bạn lúc nào cũng sống động, thu hút từ đầu đến cuối, đồng thời tạo ra được góc nhìn đa chiều cho người xem.
Xem thêm: “Bí kíp” để có cảnh quay đẹp và hấp dẫn
Trên đây là 6 lỗi sai khi quay phim cần tránh mà bạn thường gặp. Timefx hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ rút ra được nhiều bài học cho bản thân, cũng như luôn quyết tâm, bền bỉ với con đường quay phim mà mình đã chọn. Chúc các bạn thành công.
Tài liệu tham khảo: