Phân loại và phân cấp công trình xây dựng nhà xưởng

Phân loại và phân cấp công trình xây dựng nhà xưởng

Đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi lên kế hoạch xây dựng nhà xưởng cần phải chuẩn bị kiến thức cơ bản về phân loại và phân cấp công trình xây dựng nhà xưởng. Đây là kiến thức liên quan đến kinh doanh, đáp ứng quy định của pháp luật khi xây dựng. Cùng  chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách phân loại và phân cấp công trình xây dựng nhà xưởng trong bài viết này nhé.

Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
Tổng quan phân loại và phân cấp công trình

Tổng quan về công trình xây dựng

Khái niệm công trình xây dựng

Công trình xây dựng là sản phẩm xây dựng được tạo nên bởi con người. Là kết quả của sự kết hợp giữa vật liệu xây dựng, các thiết bị được lắp đặt vào công trình và được liên kết định vị với đất. Đối với quy trình thiết kế nhà xưởng nói riêng và thiết kế công trình xây dựng nói chung, đều được thực hiện theo một bản vẽ thiết kếcó sẵn, đáp ứng những chi tiết trong xây dựng công trình.

Theo quy định của pháp luật thì công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngoài ra nó còn chứa đựng cả công trình hạ tầng kỹ thuật và các loại công trình khác.

Tổng quan về công trình xây dựng
Công trình xây dựng

Ý nghĩa của phân cấp, phân loại công trình xây dựng

Nếu quy mô công trình xây dựng của doanh nghiệp phải trải qua quy trình phân loại và phân cấp, thì mức độ ảnh hưởng về kinh tế, xã hội của công trình được đánh giá cao. Bên cạnh đó, việc phân cấp và phân loại công trình sẽ đảm bảo cho quá trình thi công xây dựng được an toàn cho người và tài sản trong suốt thời gian hoạt động, khai thác công trình.

Phân loại và phân cấp công trình xây dựng

Trong quá trình doanh nghiệp xây dựng các công trình nhà xưởng thì việc nắm rõ quy định phân loại và phân cấp công trình xây dựng vô cùng quan trọng. Đây là cơ sở để đảm bảo công trình được xây dựng đúng với quy định của pháp luật.

Phân cấp công trình xây dựng

Phân cấp công trình xây dựng được quy định theo Điểm a Khoản 2 Điều 5 của Luật Xây dựng 2014. Trong đó, chúng ta sẽ xác định đặc điểm cho từng loại công trình cụ thể.

Cấp công trình xây dựng dùng để phục vụ quản lý và hoạt động đầu tư xây dựng được xác định theo quy mô, mức độ quan trọng và thông số kỹ thuật. Các cấp bậc công trình cụ thể như đặc biệt, cấp I, II, III, IV và V.

Cấp công trình xây dựng nhà xưởng dùng để thiết kế xây dựng công trình được quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng. Cấp công trình phục vụ quản lý sẽ chứa đựng các nội dung khác và nó được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Bảng phân cấp công trình xây dựng tùy thuộc vào mức độ quan trọng hoặc quy mô công suất sẽ có quy định khác nhau. Bạn phải xem qua quy mô kết cấu công trình xây dựng được quy định rõ tại Phụ lục I và Phụ lục II theo Thông tư 06/2021/TT-BXD. Đồng thời, người kinh doanh cũng có thể theo dõi ví dụ để xác định phân cấp công trình xây dựng ở Phụ lục III theo Thông tư trên.

Phân cấp công trình
Phân cấp công trình xây dựng

Phân loại công trình xây dựng

Quy định về phân loại công trình được nêu tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý bảo trì chất lượng các công trình xây dựng. Khi bạn phân loại công trình thì phải căn cứ theo công năng sử dụng, thông thường thì bao gồm những công trình như sau:

Công trình dân dụng

Hiện tại, các công trình dân dụng khá đa dạng, căn cứ theo quy định của pháp luật thì công trình dân dụng được phân loại như sau:

Công trình nhà ở: là loại công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ tất cả các nhu cầu sinh hoạt từng hộ gia đình hoặc cá nhân.

Nhà chung cư: là công trình có từ 2 tầng trở lên, bên trong chứa nhiều căn hộ, có lối đi và cầu thang chung. Theo đó, nhà chung cư có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Theo quy định thì chung cư xây dựng với mục đích để ở, nhà xây dựng có mục đích sử dụng kết hợp để ở và kinh doanh.

Nhà ở riêng lẻ: là nhà ở được xây dựng bên trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức. Trong đó, nhà riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà liền kề và nhà độc lập.

Công trình giáo dục: là nhà trẻ trường mẫu giáo, trường phổ thông các cấp, trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Hoặc là trường dạy nghề, công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ,…

Công trình y tế: bao gồm bệnh viện đa khoa, các bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương. Những phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa khu vực, các trạm y tế, nhà hộ sinh,…

Công trình thể thao: theo quy định pháp luật thường là sân vận động, nhà thi đấu, tập luyện hoặc công trình thể thao khác.

Phân loại và phân cấp công trình xây dựng dân dụng
Phân loại công trình dân dụng

Công trình công nghiệp

Công trình chuyên sản xuất vật liệu xây dựng: bao gồm nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung, nhà máy sản xuất sứ vệ sinh. Kèm theo đó là nhà máy sản xuất kính, nhà máy sản xuất bê tông và cấu kiện bê tông hoặc mỏ khai thác vật liệu xây dựng.

Công trình khai than: gồm có mỏ than hầm lò, nhà máy chọn rửa, tuyển than. Hoặc là mỏ quặng hầm lò, mỏ quặng lộ thiên, nhà máy tuyển quặng, làm giàu quặng hay nhà máy sản xuất alumin.

Công trình công nghiệp dầu khí: gồm có giàn khoan thăm dò, khai thác dầu trên biển, nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến khí, kho xăng dầu, kho chứa khí hóa lỏng hoặc tuyến ống dẫn khí, dầu.

Công trình công nghiệp nặng: theo quy định thường có nhà máy luyện kim màu; nhà máy luyện, cán thép, nhà máy cơ khí chế tạo máy động lực hoặc máy công cụ các loại. Nhà máy chế tạo thiết bị công nghiệp và thiết bị toàn bộ, nhà máy lắp ráp ô tô, nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy.

Công trình năng lượng: tập trung các loại nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy phong điện, nhà máy điện địa nhiệt, nhà máy điện thủy triều hoặc đường dây và trạm biến áp.

Phân loại công trình công nghiệp
Dự án công trình công nghiệp

Công trình hạ tầng – kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật thường sử dụng cho các hoạt động công cộng. Bạn có thể nhìn thấy chúng ở khắp mọi nơi, mỗi công trình đều được quy định cụ thể với các chức năng riêng biệt.

Công trình cấp nước: gồm công trình khai thác nước thô, trạm bơm nước thô, xử lý nước sạch, trạm bơm nước sạch. Các bể chứa nước sạch, tuyến ống cấp nước, đài nước, tháp tăng áp.

Công trình thoát nước: gồm tuyến cống thoát nước mưa, thoát nước thải, cống chung, hồ điều hòa. Các trạm bơm nước mưa, trạm bơm nước thải, xử lý nước thải và công trình xử lý bùn.

Công trình xử lý rác thải: bao gồm bãi xử lý chất rắn đô thị, chất rắn độc hại, nhà máy đốt. Kèm theo một số công trình khác như chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh, nghĩa trang đô thị.

Công trình giao thông

Đường bộ gồm có đường ô tô cao tốc các loại, đường ô tô và đường trong đô thị, đường nông thôn. Đường sắt bao gồm đường sắt cao tốc, đường tàu điện ngầm, đường sắt trên cao,…Bên cạnh đó, công trình giao thông còn chứa đựng các công trình đường thủy, cầu, hầm, sân bay,…Tùy thuộc vào từng loại hình mà pháp luật sẽ có quy định định về thiết kế về kích thước riêng biệt.

Để thi công công trình xây dựng chuẩn nhất theo quy định của pháp luật, Công ty tư vấn dự án và xây dựng Nam Trung tự tin là đơn vị xây dựng uy tín, công trình thi công chất lượng tại Việt Nam hiện nay.

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phân loại và phân cấp công trình xây dựng nhà xưởng một cách chi tiết nhất. Tất cả các thông tin đều được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nếu bạn chuẩn bị đầu tư cho công trình xây dựng nhà xưởng, cần nghiên cứu kỹ các quy định trước khi triển khai xây dựng.