Cách nhúng video vào website
Như chúng ta đã biết thì video là một trong những phương pháp tuyệt vời để có thể nói chuyện với khán giả và giúp truyền đạt thông tin một cách đúng lúc và thù vị, đây là một trong những cách hữu hiệu và không bao giờ lạc hậu, tuy nhiên để có thể thêm một video vào một trang website là một chuyện không hề dễ dàng. Đối với những thiết kế website được lập trình cho phép nhúng video trực tiếp vào website thì quá dễ dàng nhưng đối với những website không được thiết lập thì sao nào. Chính vì thế hôm nay mình xin viết bài viết này để chia sẻ đến các bạn cách nhúng video vào website, hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết sau nhé.
1. Nhúng video là gì?
– Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về nhúng video là hình thức đưa một video vào code của một trang website điển hình trong những lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như website khách sạn, trang web du lịch,… Nghĩa là trong thiết kế website chuyên nghiệp đó sẽ được tích hợp với việc phát video. Việc nhúng video sẽ không giới hạn việc tải lên bao nhiêu video đơn giản đến một máy chủ nhưng đây vẫn được coi là một quá trình khá phức tạp hơn rất nhiều vì thế hầu hết các bạn chỉ cần một video được định dạng và chỉ định cho một quá trình phát trên website để có thể chạy được video đó. Đặc biệt là các web dạy học trực tuyến thường xuyên dẫn chứng bằng các video bài học, bài giảng,.. nên nhúng video chính là một giải pháp giúp bài giảng trở nên sinh động và dễ hiểu hơn.
2. Định dạng video nhúng?
– Trước khi chúng ta nhúng video thì chúng ta cần phải biết phân biệt giữ video thường và video web, một số dạng định dạng video như AVI, MP4, MKV, WMV, TOD..v..v… Hầu như các video web được tìm thấy rất nhiều trên các trang chia sẻ video như là streaming video và tất cả các nội dung được gửi từ trong luồng dữ liệu và sẽ được tự động phát khi nó đến.
3. Các cách nhúng video vào trang web
3.1. HTML5 Video Player
– HTML5 Video Player là một trong những giải pháp đầu tiên để có thể nhúng video lên các trang website bằng các thiết bị khác nhau. Để có thể thêm video tương thích với HTML5 vào trang web thì các bạn chỉ cần chuẩn bị file video với định dạng MP4, WebM, OGG.
– Ưu điểm:
+ Video của bạn nhúng vào sẽ được truyền trực tiếp trên các thiết bị di động
+ Người xem không cần phải yêu cầu người xem phải cài đặt thềm bất kỳ phần mềm trung gian nào cả.
+ Tất cả các trình duyệt hiện đại hỗ trợ thẻ video HTML5.
– Nhược điểm:
+ Các phiên bản Internet Explorer cũ sẽ không thể phát các video HTML5.
+ Cần lưu trữ các video trên máy chủ.
+ Phải chuẩn bị video ở ba định dạng.
3.2. YouTube
– Giải pháp thứ hai để nhúng video đó chính là Youtube, đây là một trong những giải pháp phổ biến nhất để có thể nhúng video vào website, vì youtube cung cấp phát lại video vào một trang web. Việc này giúp cho các video được tải lên được phát trực tuyến trên PC và các thiết bị khác.
– Cách chèn video YouTube:
Bước 1. Tạo kênh YouTube và tải video lên đó.
Bước 2. Mở video và nhấp vào Share > Embed.
Bước 3. Nhấn Show more và tùy chỉnh trình phát nếu cần.
Bước 4. Sao chép mã nhúng mà trang web cung cấp và dán nó vào trang web.
– Ưu điểm: việc thực hiện tương đối dễ dàng, không cần người dùng lưu trữ các video trên máy chủ, tạo thêm nhiều cơ hội quảng cáo video và ngoài ra nó còn hỗ trợ phát video đa nền tảng.
– Nhược điểm: tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm là khách truy cập trang web thì sẽ truy cập thẳng vào youtube và rời khỏi trang web chủ đó, bên cạnh đó youtube còn chèn thêm quảng cáo bằng video nếu video không tuân thủ chính sách bản quyền của họ, phụ thuộc vào lưu trữ và khổng thể chỉnh sửa trình phát video.
3.3 Vimeo
– Đây là một trang website để chia sẻ video cách thức này trái ngược hoàn toàn với Youtube vì nó cung cấp các tùy chọn cao cấp hơn với các lưu trữ miễn phí. Một số tùy chọn có sẵn trong vimeo để nhúng video bao gồm tải lên và nhúng video HD, trình phát HTML5, tùy chọn về quản lý video nâng cao cũng như bảo mật
– Ưu điểm: phần mềm vimeo giúp cho việc lưu trữ video hoàn toàn miễn phí và luôn luôn sở hữu trình phát website đẹp, hỗ trợ qua tất cả trình duyệt và có thêm chức năng tùy biên phát trên các website cơ bản nữa đấy.
– Nhược điểm: tuy được miễn phí lưu trữ nhưng ngược lại người dùng cần phải trả phí khi nhúng video HD đấy, ngoài ra khách hàng truy cập website là có thể xem trực tiếp trên Vimeo và bỏ qua trang web chính.
3.4 Nhúng video HTML qua Flash Player
– Hầu như chúng ta đều biết được rằng Adobe Flash Player là một trong những phương tiện rất quen thuộc và phổ biến để phát video trong mã HTLM đúng không nào. Mặc dù không nhận được sự hỗ trợ trên Apple và các thiết bị IOS nhưng các bạn vẫn có thể sử dụng phương pháp nhúng video theo cách cũ này nếu khách truy cập trang website của các bạn vẫn sử dụng máy tính cá nhân với các phiên bản trình duyệt cũ. Trên Flash Player có thể xem các định dạng video với đuôi FLV và SWF vì thế chúng ta cần phải thực hiện chuyển đổi video thành những định dạng đó và sử dụng công cụ Freemake Video Converter để chuyển đổi nhé các bạn.
– Ưu điểm: Các video được định dạng dưới file SWF sẽ có ưu thế là chứa được các đối tượng tương tác và dễ dàng chuẩn bị được các file video Flash với phần mềm được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
– Nhược điểm: phần mềm nhúng video này không hỗ trợ phát trên di động và tất cả các lưu trữ video hoàn toàn được thực hiện trên máy chủ, bên cạnh đó phải yêu cầu người dùng có cài đặt plugin Flash Player ngoài ra phần mềm còn nhằm vào các khách truy cập sử dụng máy tính để bàn được mã hóa trong HTML4.
3.5 Nhúng video trên WordPress
– Chúng ta đều biết wordpress là một trong những nền tảng mã nguồn mở nổi tiếng để có thể viết blog và trải qua hàng chục lần cập nhật trong đó có các tính năng mới như tải nhúng video vào các bài đăng như tải hình ảnh bình thường. Tuy nhiên tất cả các video được nhúng phải ở trong các định dạng trực tuyến và không được phép tải các video quá lớn vì hầu như các tài khoản wordpress đều bị giới hạn kích thước video 100MB. Bên cạnh đó wordpress vẫn có một số tùy chọn khác để có thể nhúng trực tiếp video từ Youtube hoặc Vimeo, Dailymotion và một số trang web video khác thông qua đường dẫn URL nữa đấy các bạn, để có thể thực hiện được các bạn hãy chọn tab Insert from URL thay vì Upload file và dán URL video bạn muốn nhúng vào trong bài đăng đó, bên cạnh đó các bạn còn có thể thêm liên kết video vào chính vài viết wordpress và hệ thống wordpress sẽ tự động thêm trình phát web của chính nó vào đó nữa đấy.
– Ưu điểm: thao tác dễ dàng thực hiện và cho phép nhúng từ nhiều trang web khác biệt nhau vào cùng một bài viết.
– Nhược điểm: giới hạn kích thước của tập tin vì thế đối với các video quá cỡ sẽ không thể nào mà chèn vào bài viết này được, đối với các video chèn được cần được định dạng ở dạng trực tuyến để có thể dễ dàng khớp với lệnh trên wordpress và bạn không được chỉnh sửa trình phát video các bạn nên lưu ý điểm này để tránh bị tốn thời gian chỉnh sửa lại nhé.
3.6 Plugin Freemake Slider cho WordPress
– Đây là một sự lựa chọn hoàn toàn tuyệt vời cho những ai cần nhúng video nhiều trên blog hoặc trang website của mình dựa trên ứng dụng wordpress. Để có thể nhúng được các video trên wordpress hoặc các trang web thì các bạn có thể tải phần mềm Freemake Slider sau đó chúng ta di chuyển đến mục cài đặt plugin và chọn tạo một thành trượt mới tiếp theo sau đó chúng ta chọn nút Add Youtube. Bên cạnh đó các bạn cũng có thể thêm các danh sách phát Youtube hoặc các video ngoại tuyến khác từ trên máy tính của các bạn hoặc video Vimeo. Sau khi chọn được hết tất cả các video cần up thì các bạn chọn thêm một phong cách cho thanh trượt video và tùy chỉnh bất kỳ một cài đặt nào như các bạn mong muốn chẳng hạn như phát lại ( phát tự động hoặc ngẫu nhiên bất kỳ..v..v…), tùy chọn về mục phản hồi hoặc thậm chí các bạn có thể tùy chọn thiết lập kiểu nếu cần thiết thì nhấp vào mục Save & Publish.
– Ưu điểm: ứng dụng phần mềm này hoàn toàn miễn phí và dễ dàng sử dụng, có thể giữ được nhiều video một cách gọn gàng và hầu như có rất nhiều kiểu thanh trượt và các tùy biến cao giúp người dùng có thể chọn lọc được nhiều tùy biến theo ý mình, hỗ trợ cả hình ảnh video và các tập tin âm thanh trực tuyến lẫn ngoại tuyến.
– Nhược điểm: người dùng sử dụng cần phải buộc có Youtube API để có thể sử dụng được Freemake Slider.
Trên đây là tổng hợp các cách nhúng video mà mình tham khảo được. Mong rằng sẽ giúp ích được các bạn và chúc các bạn tìm thấy được cách thức phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công và nhiều sức khỏe.