Chụp CT là gì? Những lưu ý – kinh nghiệm chụp CT 

Chụp CT là gì? Những lưu ý – kinh nghiệm chụp CT 

Thuật ngữ chụp CT khá phổ biến trong y học và khám chữa bệnh. Nhưng không phải ai cũng hiểu chụp CT là gì, những đối tượng nào cần, khi nào cần, cách thức quy trình chụp CT như thế nào? Nếu bạn được bác sĩ yêu cầu phải chụp CT nhưng chia biết cách dùng, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Chụp CT là gì? 

Chụp CT (hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính) có tên tiếng Anh là CT – Scanner, là kỹ thuật dùng tia X – quang để quét lên các vùng cơ thể nhất định theo lát cắt ngang. Kết hợp với quy trình xử lý bằng máy tính để có được hình ảnh 2 – 3 chiều của bộ phận cần chụp.

Kỹ thuật này giúp cung cấp hình ảnh chi tiết, rõ ràng hơn so với chụp X quang, được nhiều bác sĩ lựa chọn nhằm xác nhận chính xác tình trạng bệnh và vấn đề của bệnh nhân.

Khi nào cần phải chụp CT

Khi nào cần phải chụp CT

 

Kỹ thuật khám bệnh chụp CT sẽ được các bác sĩ sử dụng để chấn đoán, đánh giá các thương tổn của bệnh nhân khi cần:

  • Chẩn đoán các loại bệnh về xương khớp như: rối loạn cơ bắp, rối loạn xương, u xương, gãy xương,…
  • Tìm kiếm vị trí bị nhiễm trùng, có máu đông hoặc bị khối u.
  • Phát hiện hoặc theo dõi  một số tình trạng về bệnh: u phổi, gan, ung thư, bệnh tim,…
  • Phát hiện các tổn thương nội tạng, chảy máu trong mà thủ thuật khác khó phát hiện.
  • Theo dõi những phương pháp điều trị ung thư.
  • Định hướng các thủ thuật y khoa như phẫu thuật, sinh thiết, xạ trị,…

Nhiều người e ngại chụp CT thì đưa vào cơ thể chất bức xạ nhiều hơn tia X thông thường sẽ gây nhiều rủi ro. Nhưng nguy cơ ung thư gây ra bởi chất bức xạ rất ít nếu chỉ chụp 1 – 2 lần. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh tình và mức độ nguyên trọng của bệnh nhân để thực hiện các thủ thuật chụp hình CT cho bệnh nhân, nhằm đảm bảo hiệu quả khám chữa bệnh và độ an toàn cao cho bệnh nhân.

So sánh sự khác biệt giữa Chụp CT – MRI

So sánh sự khác biệt giữa Chụp CT - MRI

Chụp CT và chụp MRI đều là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng hình ảnh chụp lại vùng cơ thể cần chẩn đoán/theo dõi trong cơ thể, bởi vậy nên nhiều người dễ nhầm lẫn giữa 2 phương pháp này.

Mặc dù đều có những rủi ro tương đối nhỏ, nhưng sự khác biệt nhất định của 2 phương pháp cũng là cơ sở để bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp áp dụng cho từng người bệnh.

  • Công nghệ sử dụng: Sự khác biệt rõ nhận thấy nhất ở CT là sử dụng tia X, còn MRI thì sử dụng sóng từ trường.
  • Chất lượng hình ảnh: MRI có chất lượng hình ảnh cao hơn chụp CT.
  • Mức độ phổ biến: Chụp CT phổ biến hơn.
  • Chi phí: Chụp CT rẻ hơn chụp MRI.
  • Mức độ an toàn: MRI không sử dụng tia bức xạ gây hại cho cơ thể, chụp CT sử dụng tia X, dùng ít sẽ không có nhiều tia bức xạ.
  • Rủi ro 2 phương pháp: Chụp CT có thể gây hại cho thai nhi, dù ít nhiều vẫn dính 1 lượng phóng xạ nhất  định, có thể gây khó chịu với những người bị dị ứng cả quang. Còn chụp MRI có tiếng ồn lớn ảnh hưởng thị giác, dễ gây tình trạng co giật nhẹ do bị kích thích dây thần kinh ở mức độ an toàn và có thể gây cảm giác khó chịu trong quá trình chụp (đặc biệt với những người mắc hội chứng không gian kín).

Chụp CT và MRI đều đang là 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến hiện nay. Sẽ khá khó khăn để có câu trả lời chắc chắn rằng sử dụng công nghệ nào tốt hơn. Có thể cho kết quả nhanh và chi phí rẻ hơn, nhưng lại để lại những thương tổn liên quan. Ngược lại, chụp MRI sẽ đảm bảo an toàn hơn cho cơ thể người bệnh, tất nhiên chi phí sẽ cao hơn chụp CT.

Việc lựa chọn kỹ thuật nào sẽ do bác sĩ điều trị tư vấn, chỉ định theo từng tình trạng bệnh nhân. Hãy tìm tới những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để đảm bảo mức độ an toàn và tối ưu chi phí.

Quy trình chụp CT

Người bệnh có thể thực hiện chụp CT ở bệnh viện công hoặc tư, phòng khám hoặc các cơ sở ngoại trú khác. Không gây đau đớn cho cơ thể, thời gian chụp chỉ mất khoảng 30 phút, nhanh chóng, tiện lợi.

Thông thường, quy trình chụp CT được chia thành 3 giai đoạn: Chuẩn bị trước khi chụp CT, trong quá trình chụp CT và sau khi chụp CT.

Quy trình chụp CT

Chuẩn bị trước khi chụp CT

Trước khi thực hiện chụp CT, người bệnh sẽ cần thực hiện một vài xét nghiệm theo yêu cầu. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiêm chất tương phản trước nhằm giúp các khu vực nhất định hiển thị tốt khi chụp với tia X.

Với những người bị phản ứng với chất tương phản, bạn cần uống thuốc trước để tránh phản ứng đó. Chất tương phản có thể được đưa vào nhiều cách (tùy vào từng loại chụp CT) như: truyền qua tĩnh mạch ở bàn tay hay cẳng chân, uống chất tương phản, đưa vào trực tràng bằng thuốc xổ,…

Nếu phải sử dụng chất tương phản, người bệnh cần không ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng 4 – 6 giờ trước khi thử nghiệm. Với những người đang sử dụng thuốc tiểu đường như metformin, bác sĩ có thể yêu cầu tạm dừng uống thuốc. Ngoài ra, với những người bị bệnh thận cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện chụp CT.

Trong khi chụp

Trước khi chụp CT, người bệnh sẽ được yêu cầu thay áo choàng của bệnh viện, bỏ đồ đạc, trang sức trên người để có kết quả chụp chính xác. Sau đó, người bệnh sẽ nằm ngửa trên bàn trượt để đưa vào máy quét CT, khi bàn trượt từ từ di chuyển vào máy quét, máy X – ray sẽ xoay quanh người bệnh nhiều vòng. Mỗi vòng là một hình ảnh cắt lát mỏng của cơ thể.

Khi quét chụp CT, người bệnh có thể nghe thấy một số tiếng lách cách, ù hoặc tiếng ồn. Quy trình quay quét sẽ được thực hiện từ 20 phút cho tới 1 giờ đồng hồ. Trong quá trình chụp, kỹ thuật viên & bác sĩ sẽ rời khỏi phòng chụp và vào phòng điều khiển, nơi có thể quan sát được và nói chuyện với bạn thông qua hệ thống.

Khi chụp, người bệnh nằm im, có thể thực hiện nín thở trong thời gian ngắn (nếu bác sĩ yêu cầu) để ngăn ngực di chuyển lên xuống và chụp sắc nét nhất. Với trẻ nhỏ chụp CT, bác sĩ có thể yêu cầu uống thuốc an thần nhằm giúp trẻ không di chuyển khi chụp.

Sau khi chụp

Sau khi chụp CT, hình ảnh chụp sẽ được gửi tới bác sĩ X – quang để kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra cách điều trị phù hợp dựa vào kỹ thuật hình ảnh.

Bác sĩ sẽ liên hệ với người bệnh để giải thích kết quả. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy trao đổi luôn với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

Với những kết quả chụp CT bình thường sẽ không có bất kỳ khối ư, máu đông, hay sự bất thường nào về xương trên hình ảnh. Trường hợp phát hiện bất thường khi coi ảnh chụp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm xét nghiệm và điều trị khác, tùy thuộc loại bất thường phát hiện.

Khi chụp CT xong, các hoạt động, thói quen ăn uống người bệnh sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu sử dụng chất cản quan trong quá trình chụp thì hãy lưu ý một số hướng dẫn đặc biệt từ bác sĩ như: uống nhiều nước.

Những lưu ý – kinh nghiệm chụp CT

Để quá trình chụp CT diễn ra thuận lợi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

 – Về chi phí:

  • Tùy vào từng cơ sở y tế mà chi phí có thể khác nhau. Mức phí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí chụp, có sử dụng thuốc cản quang không, thiết bị chụp và một số yếu tố khác.
  • Chi phí chụp thường sẽ dao động từ 1 triệu đồng – 5 triệu đồng tùy chất lượng dịch vụ.

 – Về độ an toàn: Mặc dù nhanh chóng, nhưng người bệnh vẫn có thể nhiễm một lượng nhất định bức xạ. Nhưng bạn không cần lo lắng vì lượng tia X đều trong phạm vi cho phép, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

 – Về đối tượng nên cẩn thận: Với những người đang mang thai, trẻ em khi bị cường giáp, tiểu đường, dị ứng, suy giáp,… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chụp.

 – Về tâm lý, chuẩn bị:

  • Trước và trong khi chụp, người bệnh cần mặc trang phục rộng rãi, dễ chịu, giữ tâm lý thư thái, nằm im khi chụp để có kết quả chính xác.
  • Nếu chụp ổ bụng, bệnh nhân nên để bụng đói trước vài tiếng, đồng thời bổ sung nước lọc. Thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng vì thức ăn đã được tiêu hóa hết trong đêm hôm trước.

 – Về địa chỉ: Hãy lựa chọn những cơ sở dịch vụ y tế uy tín, có công nghệ hiện đại và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chất lượng để đảm bảo kết quả khám tốt và đúng nhất.

 – Khác: Theo các chuyên gia tại Công ty chỉ y tế CPT Medical dùng trong phẫu thuật, thì chỉ tự tiêu trong phẫu thuật cũng có thể được nhìn thấy trên hình chụp CPT.

Khám bệnh luôn là vấn đề quan trọng, để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về bệnh và kỹ thuật khám chữa. Điều này sẽ giúp bạn có một tâm thái tốt, chuẩn bị đầy đủ và thực hiện chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn. Hi vọng với những chia sẻ về chụp CT là gì? Lưu ý – kinh nghiệm trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn.