Sự Khác Nhau Giữa IT Business Analyst Và Non IT Business Analyst
Trong lĩnh vực phân tích kinh doanh, IT Business Analyst và Non IT Business Analyst có vai trò rất quan trọng. Mặc dù cả hai đều có trách nhiệm phân tích nghiệp vụ để tối ưu hóa quá trình làm việc của một tổ chức, tuy nhiên, có sự khác biệt quan trọng giữa hai vai trò này. Bài viết này của Timefx sẽ đi vào chi tiết về sự khác nhau giữa IT Business Analyst và Non IT Business Analyst, từ tính ứng dụng, phạm vi công việc cho đến vai trò của họ trong các dự án.
IT Business Analyst là gì?
IT Business Analyst (IT BA) được hiểu là một chuyên gia làm việc trong lĩnh vực kết hợp giữa kỹ thuật thông tin và kinh doanh. Tại đây vai trò chính của IT Business Analyst chính là định nghĩa, phân tích và quản lý các yêu cầu liên quan đến công nghệ thông tin trong các dự án và quy trình kinh doanh của một doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về IT Business Analyst, chúng ta có thể tìm hiểu thêm những đặc tính, đặc điểm của IT Business Analyst như là IT Business Analyst tương tác với các bên liên quan như người dùng cuối, quản lý kinh doanh, và các chuyên gia công nghệ để hiểu và phân tích yêu cầu kỹ thuật và kinh doanh. Họ đảm bảo rằng các yêu cầu này rõ ràng, đầy đủ và khả thi. Từ đó sẽ tham gia vào quá trình thiết kế hệ thống thông tin, bao gồm các quy trình, luồng dữ liệu và cơ sở dữ liệu, để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và kinh doanh.
Có thể hiểu ngắn gọn IT Business Analyst chính là người xây dựng cầu nối giữa các bộ phận kỹ thuật và kinh doanh trong dự án đặc biệt nghiêng về lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tham khảo ngay khóa học dữ liệu và phân tích kinh doanh tại website https://mastering-da.com/. Đơn vị đào tạo về Phân tích dữ liệu hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ giáo viên là những người thuộc TOP đầu ngành, MDA đã đào tạo cho rất nhiều khách hàng lớn như là CocaCola, Lazada, AEON, Vinamilk, Lotte, VietinBank, Eximbank,….Liên hệ ngay với đơn vị MDA qua số Hotline 0961 48 66 48, để được tư vấn cụ thể nhất về các khóa thuộc ngành phân tích dữ liệu kinh doanh.
Xem thêm: Business Intelligence là gì và những điều cần biết về BI
Non-IT Business Analyst là gì?
Trái ngược với IT Business Analyst, Non-IT Business Analyst là một loại Business Analyst (BA) tập trung vào phân tích và quản lý yêu cầu trong các lĩnh vực không liên quan đến công nghệ thông tin. Non-IT Business Analyst chịu trách nhiệm nắm bắt và hiểu các quy trình kinh doanh, tổ chức, hoạt động và các yêu cầu liên quan đến các dự án và hoạt động của doanh nghiệp.
Công việc của Non-IT Business Analyst có thể đucợ liệt kê và hiểu sơ lược chính là hỗ trợ kết nối, tương quan hỗ trợ các bên liên quan trong dự á, doanh nghiệp để có thể hiểu và phân tích yêu cầu mà các dự án kinh doanh đang đề ra.
Non-IT Business Analyst phải đảm bảo rằng yêu cầu được xác định rõ ràng, chính xác và phù hợp với mục tiêu của dự án.
Do đó Non-IT Business Analyst hoàn toàn có thể được tham gia thiết kế và cải tiến các quy trình kinh doanh, để đảm bảo rằng các hoạt động diễn ra hiệu quả và tối ưu hóa quy trình làm việc.
Sự khác nhau giữa IT Business Analyst & Non IT Business Analyst
IT Business Analyst & Non-IT Business Analyst là hai vai trò khác nhau hoàn toàn về khái niệm, cách thức hỗ trợ, phạm vi công việc và kiến thức chuyên môn cũng như các vai trò khác trong lĩnh vực phân tích kinh doanh. Tuy nhiên, thông qua tên gọi chắc hẳn sẽ có nhiều người dễ dàng lầm lẫn hoặc nghĩ Non IT Business Analyst hoàn toàn chỉ là trái ngược với IT Business Analyst. Liệu rằng cách hiểu này có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu qua sự khác nhau giữa IT Business Analyst và Non IT Business Analyst để hiểu thêm về hai khái niệm này nhé.
Ứng dụng của IT Business Analyst và Non IT Business Analyst
- IT Business Analyst là người chịu trách nhiệm phân tích và hiểu rõ yêu cầu kỹ thuật và công nghệ trong một dự án. Họ tập trung vào việc áp dụng công nghệ thông tin và phần mềm để giải quyết các vấn đề kinh doanh. Ví dụ, trong việc triển khai hệ thống mới cho một doanh nghiệp, IT Business Analyst sẽ phân tích mô hình kinh doanh hiện tại và đề xuất các giải pháp công nghệ phù hợp để nâng cao hiệu suất.
- Non-IT Business Analyst tập trung vào việc hiểu và phân tích quy trình kinh doanh trong một tổ chức mà không liên quan đến công nghệ thông tin. Công việc của họ là nắm bắt quy trình, tìm kiếm các vấn đề và đề xuất cải tiến để tăng cường hiệu suất và hiệu quả.
Xem thêm: Học phân tích dữ liệu kinh doanh tại MDA có phải là lựa chọn phù hợp?
Công việc của IT Business Analyst và Non IT Business Analyst
- IT Business Analyst thường tham gia vào quá trình phát triển phần mềm, từ việc xác định yêu cầu, thiết kế hệ thống cho đến kiểm thử và triển khai. Họ giao tiếp chặt chẽ với các bên liên quan như nhà phát triển, quản lý dự án và người dùng cuối để đảm bảo rằng giải pháp công nghệ đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp.
- Non-IT Business Analyst thường tiến hành phân tích dựa trên dữ liệu và thông tin từ các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Họ sẽ tìm hiểu quy trình làm việc hiện tại, xác định các vấn đề và đề xuất các giải pháp cải thiện. Ngoại ra, Non-IT Business Analyst còn thực hiện việc thiết kế các quy trình kinh doanh mới và đảm bảo rằng chúng được triển khai một cách hiệu quả trong tổ chức.
Vai trò của IT Business Analyst và Non IT Business Analyst
- Trong dự án, IT Business Analyst là cây cầu gắn kết giữa phía kinh doanh và phía công nghệ. Họ sẽ tương tác với khách hàng, nắm bắt yêu cầu kỹ thuật và chuyển đổi thành các tài liệu cụ thể cho đội phát triển. IT Business Analyst cũng có thể đóng vai trò như một nhà tư vấn công nghệ, đề xuất các giải pháp mới để cải thiện hoạt động kinh doanh.
- Trái ngược với IT Business Analyst, Non-IT Business Analyst thường không liên quan trực tiếp đến việc phát triển phần mềm hoặc công nghệ. Thay vào đó, vai trò của họ tập trung vào việc nắm bắt và phân tích yêu cầu kinh doanh, thiết kế quy trình và đảm bảo sự tuân thủ các quy tắc và quy định.Non-IT Business Analyst thường là người giữ vai trò trung gian giữa các bộ phận trong tổ chức. Họ tương tác với các bộ phận khác nhau để thu thập thông tin và đảm bảo rằng các yêu cầu kinh doanh được hiểu đúng và được áp dụng một cách chính xác.
Xem thêm: Top 10 dịch vụ thu mua máy lạnh số lượng lớn tại TPHCM
Kỹ năng cần có của IT Business Analyst & Non IT Business Analyst
Cả IT Business Analyst & Non-IT Business Analyst đều phải cần có những kỹ năng cơ bản của một nhà phân tích kinh doanh, ta có thể liệt kê ba kỹ năng cơ bản, nhưng lại rất cần thiết và yêu cầu bắt buộc phải có như sau:
- Kỹ năng giao tiếp: IT Business Analyst và Non-IT Business Analyst đều phải có khả năng giao tiếp tốt để hiểu và truyền đạt các yêu cầu và thông tin kinh doanh một cách rõ ràng và chính xác. Giúp cho quá trình bàn bạc và hỗ trợ trao đổi thông tin được trau chuốt, mượt mà, đó cũng là một cách ghi điểm cộng với các đối tác.
- Kỹ năng phân tích: Cần có khả năng phân tích và đánh giá thông tin kinh doanh để tìm ra các vấn đề, cơ hội và giải pháp. Từ đó giúp dễ dàng cũng như xác định vấn đề chính xác để giải quyết các khuyết điểm đang còn tồn đọng trong các dự án.
- Kiến thức lĩnh vực: IT Business Analyst cần hiểu về công nghệ thông tin, trong khi Non-IT Business Analyst cần có kiến thức sâu về quy trình và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cụ thể để xác định được rõ yêu cầu, mục tiêu của dự án. Kỹ năng này là “cán cân” để hỗ trợ cho hai kỹ năng được đề cập phía trên.
Ngoài ra, IT Business Analyst cần có những kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực công nghệ và phải đào tạo về các công nghệ mới để có thể áp dụng vào công việc.
Non-IT Business Analyst cần có kiến thức vững vàng về quy trình kinh doanh và khả năng thiết kế và triển khai các quy trình mới.
Bài viết và thông tin được đề cập trên nói về sự khác nhau giữa IT Business Analyst và Non IT Business Analyst. Mặc dù cả hai vai trò đều có mục tiêu chung là phân tích và cải thiện quá trình làm việc trong tổ chức, nhưng mỗi vai trò lại tập trung vào lĩnh vực khác nhau.
Nếu như IT Business Analyst chuyên về công nghệ thông tin và phần mềm, thì trong khi đó Non-IT Business Analyst tập trung vào quy trình kinh doanh và hiệu suất tổ chức.
Để trở thành một IT Business Analyst hoặc Non-IT Business Analyst giỏi, các kỹ năng giao tiếp, phân tích và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tương ứng là rất quan trọng. Dựa trên sự hiểu biết về vai trò của mình, người ta có thể phát triển những kỹ năng này để đóng gópý nghĩa và thành công trong vai trò của mình.
Dù là IT Business Analyst hay Non-IT Business Analyst, thì việc đảm bảo sự hiểu biết về yêu cầu kinh doanh, quy trình và mục tiêu tổ chức là điều cực kỳ quan trọng. Các bạn hãy liên tục đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn không ngừng nghỉ để giúp bản thân để trở thành một nhà phân tích kinh doanh đáng tin cậy và đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp bạn đang hỗ trợ nhé. Mong rằng bài viết trên đã hỗ trợ cung cấp thêm thông tin kiến thức để các bạn đọc hiểu rõ và dễ dàng phân biệt được IT Business Analyst và Non-IT Business Analyst.
Xem thêm: Top 10 spa trị sẹo rỗ uy tín tại TP.HCM