“Bí kíp” để có cảnh quay đẹp và hấp dẫn
Để có 1 cảnh quay đẹp và hấp dẫn người xem không hề đơn giản, không chỉ cần một người mẫu suất sắc, một bối cảnh lý tưởng mà còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Sau đây là những mẹo quay phim và chụp ảnh bạn phải luôn “gối đầu giường” khi muốn có được clip “sống bao ảo”, clip TIKTOK triệu view, hay đơn giản là lưu giữ những kỷ niệm một cách đẹp nhất
“Máy cầm chắc tay”- À tay cầm chắc máy
Ngồi ghế chân ghế phải vững, quay phim tay cầm máy phải chắc, đây là nguyên tắc then chốt để bạn có được một cảnh quay cũng như một bức hình đẹp. Cầm không chắc máy quay sẽ thường xuyên xảy ra hiên tượng run tay khiến hình ảnh bị nhòe, thậm chí nếu run tay quá mạnh thì bạn đã hiểu kết quả rồi đó “Tôi đang xem cái gì thế này?”. Nếu bạn không thường xuyên cầm máy, hoặc bạn thường bị “run” khi quay phim, chụp hình cho “người ấy” thì một mẹo quay phim nhỏ cho bạn là nên sử dụng chân máy để giữ máy và có khung quay đẹp.
Các kiểu quay khi cầm máy trên tay
Các chuyên gia có rất nhiều kỹ thuật quay phim để có những khung hình cũng như góc quay đẹp. Hiện tại có hơn 20 góc quay, nghe có vẻ quá “cao su” và khó nhớ nên mình giới thiệu 4 góc độ quay phim thông dụng để để bạn “làm mưa làm gió” và có cảnh quanh như ý.
1/ Quay vừa tầm mắt: tức đặt máy quay trước mặt và quay thẳng vào đối tượng theo chiều ngang
2/ Hạ máy thấp xuống (khoảng từ đầu gối đến eo) để tăng chiều cao cho đối tượng được quay
3/ Quay từ trên cao xuống: điều sẽ giúp khung hình độc đáo và sáng tạo hơn. Cách quay này thích hợp với các bạn thích quay kiểu Hàn, tuyết rơi, lá rơi…
4/ Riêng với trường hợp quay trẻ em, bạn có thể ngồi xuống và đặt máy ngang tầm mắt.
Tất nhiên, bạn cũng có thể phối hợp hài hòa thao tác di chuyển máy từ dưới lên cao dần hoặc ngược lại, nhưng nếu muốn cố định một vị trí đặt máy thì chỉ nên chọn 1 trong 4 vị trị trên.
Cân nhắc góc quay khi sử dụng chân máy
Chân máy giúp cho khung hình không bị rung nhưng lại có nhược điểm là thiếu đi sự linh động khi quay, khiến các góc quy không còn linh hoạt và bị bó hẹp theo một khuông khổ. Do đó, bạn phải chú ý xác định cụ thể vị trí của đối tượng để đặt chiều cao và vị trí của chân máy cho phù hợp.
Điều chỉnh chân máy cho thích hợp. (Ảnh minh họa: Internet)
Không quay quá “tham”
“Tham” ở đây là việc quay toàn bộ mọi thứ trong tầm nhìn của ống kính. Nếu quay như vậy, các khung hình sẽ chứa rất nhiều đối tượng khác nhau và gây loãng khi xem. Thay vì vậy, bạn hãy tập trung vào chính xác đối tượng chính mà bạn muốn quay, như một người, một nhóm người hay một chiếc xe, ngôi nhà…
Đặc biệt lưu ý điều sau, khi quay người thì bạn không được quay “vô tội vạ”, mà nên quay theo nguyên tắc:
1/ Viễn cảnh: Bối cảnh rộng. Người chỉ là một chủ thể nhỏ có thể không thấy rõ.
2/ Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh.
3/ Trung cảnh rộng : Người lấy quá nửa từ đầu gối.
4/ Cận cảnh rộng : Người lấy từ ngực.
5/ Đặc tả :Chi tiết người hay đồ vật. Từ cằm đến trán, miêu tả chi tiết hơn
Ví dụ :Mắt, miệng, chiếc nhẫn trên ngón tay…
6/ Cảnh đôi
Nói như vậy không có nghĩa phải bỏ qua những khung cảnh rộng lớn. Nhiệm vụ của bạn là hãy hạn chế quay quá nhiều khung cảnh rộng như vậy. Trong một số trường hợp, hãy thực hiện thao tác quay toàn cảnh, rồi “zoom” từ từ lại đối tượng chính hoặc thu lại một không gian nhỏ hơn, như vậy sẽ có được cảnh quay bắt mắt hơn, hay như trào lưu quay bằng “fly cam” của các bạn trẻ Trung Quốc (quay từ đối tượng chính rồi xa dần, xa dần.
Quy tắc quay đối tượng di chuyển
Khi quay đối tượng đang di chuyển theo hướng vuông góc hoặc chếch một một góc so với máy quay, bạn không nên đặt đối tượng vào ngay chính giữa khung hình, mà hãy để đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải hơn, tất nhiên phía trước phần mặt nên có khoảng không nhiều hơn so với sau lưng.
Ngược lại, ở trường hợp đối tượng đi thẳng về phía máy quay thì bạn có thể đặt đối tượng vào trung tâm bức hình.
Lên kịch bản để có một “bản kịch” hấp dẫn
Để đoạn phim đẹp, gây hứng thú cho người xem, bạn không chỉ cần kỹ thuật quay mà còn cần phải có một kịch bản cụ thể. Kịch bản không đòi hỏi phải quay xuyên suốt, mà bạn có thể chia ra làm các đoạn nhỏ, song hãy cố gắng ghép chúng lại với nhau một cách logic nhất để không phải lúng túng khi quay. Đừng quên các bước chăm sóc da và trang điểm trước khi quay để luôn có một bề ngoài hoàn hảo nhất.
Cuối cùng là khẳng định “thương hiệu” của bạn trên sản phẩm
Tất nhiên sau khi hoàn thành những công đoạn trên, bạn có thể tạo ra một đoạn phim đẹp với chất lượng hình ảnh tốt, nếu như bạn chỉ đam mê chụp ảnh và chỉ muốn chia sẻ chúng một cách công khai với bạn bè của mình thì đến đây là có thể kết thúc.
Tuy nhiên nếu bạn đang kinh doanh hoặc bạn là một thợ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và muốn nhiều người biết đến mình thông qua sản phẩm của mình, bạn cần phải thực hiện giai đoạn cuối cùng của công đoạn quay phim chính là khẳng định thường hiệu của mình trên chính những đoạn phim của mình, đặc biệt ở Việt Nam thì có rất nhiều trường hợp vi phạm bản quyền trong nghệ thuật cũng như việc ăn cắp ý tưởng, thành quả của người khác.
Làm sao để bạn có thể đưa tên hay thương hiệu của mình vào sản phẩm, với những đoạn phim bạn có thể tạo một logo online để chèn vào trong xuyên suốt đoạn video của mình, điều này sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người xem đoạn clip của bạn. Còn nếu bạn vừa chụp được một bộ ảnh chuyên nghiệp, hãy đặt khắc con dấu riêng để đóng lên những sản phẩm của mình, khẳng định chủ quyền tác giả với những sản phẩm do chính công sức của mình tạo ra.
Với những quy cách và mẹo quay phim ở trên, blog hướng dẫn quay phim hy vọng đã giúp bạn cải thiện và có những đoạn quay phim bắt mắt, những hình ảnh đẹp mê để thỏa đam mê “sống ảo”.